Bà bầu ra huyết hồng nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?

Trong suốt giai đoạn mang thai 9 tháng 10 ngày, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều thay đổi và gặp phải nhiều triệu chứng bất thường có có thể lường trước. Điển hình trong đó là tình trạng ra huyết hồng khi mang thai. Vậy bà bầu ra huyết hồng nhưng không đau bụng có gây nguy hiểm không? Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này do đâu? Xử lý và phòng ngừa như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể ngay sau những chia sẻ dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết bà bầu ra huyết hồng nhưng không đau bụng

Theo các chuyên gia y tế thì chị em bị ra huyết hồng không đau bụng có biểu hiện như:

– Xuất hiện chỉ vài giọt máu màu hồng nhạt, màu nâu hoặc màu đen

– Thời gian ra huyết hồng chỉ 1-2 ngày chứ không kéo dài

– Mẹ bầu không thấy đau bụng khi ra máu

– Cũng có trường hợp máu ra nhiều hoặc ngắt quãng vài ngày

– Siêu âm vẫn thấy có thai trong ổ bụng

Khi mang thai bị ra máu hồng nhưng lại không bị đau bụng đa phần sẽ khiến mẹ chủ quan. Đôi khi đó cũng có thể là dấu hiệu bình thường hoặc dấu hiệu bất thường. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và các triệu chứng kèm theo để chẩn đoán.

Tại sao bà bầu mang thai ra máu nhưng không đau bụng?

Mẹ bầu ra máu hồng nhưng không bị đau bụng nên đi kiểm tra sức khỏe

Nguyên nhân bà bầu ra huyết hồng nhưng không đau bụng

Bà bầu bị ra máu hồng nhưng không bị đau bụng có thể do các nguyên nhân sau:

– Do trứng đã làm tổ ở rong buồng tử cung: đây là triệu chứng xuất hiện ngay từ tháng đầu tiên của thai kỳ chứng tỏ rằng trứng đã làm tổ ở trong buồng tử cung thành công. Nói cách khác đó là máu báo, chỉ ra ít, có màu hồng nhạt hoặc phớt đỏ lẫn với dịch nhày.

– Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: ngay khi trứng đã thụ tinh, cơ thể lập tức nhận được tín hiệu để sản xuất các hocmone nuôi dưỡng thai, từ đó là rối loạn hormone nội tiết tốt. Điều này vừa khiến mẹ mệt mỏi, gây chảy máu âm đạo nhưng chỉ 1 thời gian ngắn cơ thể thích nghi được thì hiện tượng này cũng biến mất ngay sau đó.

– Do viêm nhiễm vùng kín: thời gian mang thai là lúc hệ miễn dịch yếu đi kèm theo rối loạn nội tiết khiến nhiều mẹ bầu bị viêm nhiễm vùng kín ở các mức độ khác nhau. Lúc này nấm và vi khuẩn có điều kiện tấn công và phát triển dẫn tới viêm nhiễm, từ đó gây ra triệu chứng ra máu nhẹ ở âm đạo, kèm theo ngứa, không đau bụng.

– Do quan hệ tình dục khi mang thai: khi mang bầu nếu quan hệ tình dục không đúng cách, quan hệ quá nhiều, có động tác kích thích mạnh có thể dẫn tới chảy máu vùng kín. Nhất là vào tháng cuối thai kỳ thì các mẹ bầu cần thận trọng khi quan hệ.

– Do ảnh hưởng sau khám thai: khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ phải dùng mỏ vịt để khám hoặcbác sĩ đưa tay vào trong âm đạo của bạn để kiểm tra tử cung đã mở chưa…nên khi về nhà bạn sẽ thấy bị ra ít máu hồng ở vùng không có triệu chứng đau bụn.

– Dấu hiệu sinh non: bà bầu ra huyết hồng nhưng không đau bụng cũng có thể là dấu hiệu sinh non vì tử cung co bóp nhiều tác động đến thai nhi và dẫn tới ra máu.

– Do bị nhau tiền đạo: là tình trạng mà vị trí của nhau thai bị lệch ra khỏi chỗ lúc đầu, từ đó làm che lấp hết chỗ mở của cổ tử cung. Nhiều trường hợp nhau bong non trong thời gian đầu mang thai, nhau thai tích tụ máu giữa nhau và tử cung cũng gây chảy máu.

Bà bầu ra huyết hồng nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?

Nhìn chung hiện tượng ra máu hồng nhưng không đau bụng có thể là dấu hiệu bình thường như: máu báo mang thai, do quan hệ tình dục, do thay đổi nội tiết tố…Với những trường hợp này thì các mẹ bầu không cần phải quá lo lắng bởi nó không ảnh hưởng tới sức khỏe và sẽ biến mất sau một thời gian sau đó.

Tuy nhiên đây cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm nào đó gây ra như bệnh viêm nhiễm phụ khoa, báo hiệu chuyển dạ, nhau tiền đạo hoặc dọa sinh non…Chính vì vậy để an tâm hơn thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra kỹ càng và xác định chính xác nguyên nhân, từ đó chủ động có giải pháp xử lý hiệu quả.

Cách phòng ngừa ra huyết hồng ở phụ nữ mang thai

– Đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ: theo đó bạn phải khám thai thường xuyên, nhất là các mốc quan trọng (12 tuần, 16 tuần, 22 tuần, 28 tuần…). Khi đu khám, bác sỹ sẽ làm xét nghiệm, kiểm tra cần thiết để nhận biết các dấu hiệu bất thường của mẹ lẫn thai nhi, từ đó điều trị kịp thời và tránh để bị ra máu.

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: mẹ nhớ ăn uống đầy đủ để bổ sung các chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển tốt, tăng sức đề kháng cho người mẹ.

– Áp dụng một số bài thuốc an thai: ví dụ như uống nước củ gai tươi sẽ có tác dụng giúp nhau thai chám chắc chắn hơn vào thành tử cung, giúp kháng viêm và tiêu sưng rất tốt, làm giảm nguy cơ động thai hoặc tụ dịch màng nuôi…

Bài viết liên quan