Làm sao khi trẻ sơ sinh đánh hơi thối nhiều nhưng không ị?

Trẻ sơ sinh đánh hơi thối nhiều nhưng không ị là tình trạng mà khá nhiều bé gặp phải hiện nay. Điều này không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn khiến các mẹ lo lắng, bất an. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do đâu? Mẹ cần làm gì khi con gặp phải vấn đề này? Đừng quá lo lắng, mẹ hãy tham khảo ngay tư vấn dưới đây, qua đó chủ động phát hiện và tìm cách cải thiện giúp bé mau chóng trở lại sinh hoạt bình thường.

Bé sơ sinh không ị dù xì hơi nhiều chính là một trong các biểu hiện đặc trưng của hệ tiêu hóa khi gặp phải các vấn đề bất thường nào đó. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất nhiều, vì thế muốn cải thiện hiệu quả thì mẹ cần tìm ra nguyên nhân trước tiên.

Tại sao trẻ sơ sinh đánh hơi thối nhiều nhưng không ị?

– Do sữa công thức: tình trạng này hay gặp ở các bé uống sữa công thức, có thể do mẹ cho con dùng sữa công thức quá sớm hoặc loại sữa đó không hợp với bé nên mới khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, bé xì hơi nhiều mà mãi không thấy ị.

– Do bú sữa mẹ: thực tế khi bé bú sữa mẹ sẽ rất ít khi bị táo bón hay gặp vấn đề về tiêu hóa. Nhưng nếu bé bú mẹ hoàn toàn mà nguồn sữa mẹ không còn đảm bảo chất lượng, không có chứa colostrum như trước sẽ dễ tác động đến hệ tiêu hóa và gây chậm ị.

– Do bé ăn thức ăn đặc sớm: giai đoạn sơ sinh chủ yếu là bú sữa mẹ hoặc ăn sữa công thức. Nhưng nếu mẹ cho con ăn dặm sớm, ăn thức ăn đặc sớm, trong khi hệ tiêu hóa của bé chưa quen là nguyên nhân dẫn tới bé thường xuyên xì hơi thối mà không đi ị.

– Do táo bón: triệu chứng thường gặp của táo bón là xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài được. Lý do gây táo bón chủ yếu do chế độ ăn uống không hợp lý mà ra.

Làm sao khi trẻ sơ sinh đánh hơi thối nhiều nhưng không ị?

Trẻ sơ sinh đánh hơi thối nhiều nhưng không ị có nguy hiểm không?

Các bác sỹ Nhi khoa cho biết, tình trạng bé đánh hơi thối nhiều mà không ị kéo dài là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của con đang bất ổn, không được khỏe mạnh. Nếu như không cải thiện sớm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự phát triển của bé, bé không hấp thụ, dễ tăng nguy cơ bị còi xương thiếu chất và các vấn đề khác.

Đặc biệt nếu như bé kèm theo các biểu hiện khác như: quấy khóc nhiều, bé bỏ bú, khó ngủ, bé hay đỏ người, khi đi ngoài mà phân khô cứng…có thể do gặp bệnh lý ở đường tiêu hóa. Vì thế các mẹ tuyệt đối không nên chủ quan lơ là.

Làm sao khi trẻ sơ sinh đánh hơi thối nhiều nhưng không ị?

Làm sao khi trẻ sơ sinh đánh hơi thối nhiều nhưng không ị?

Để giúp con cải thiện tình trạng xì hơi nhiều nhưng không ị, các mẹ có thể tự áp dụng một số cách đơn giản tại nhà như:

– Cho bé ăn thêm: cụ thể với bé uống sữa công thức thì mẹ nên tăng cho con bú sữa mẹ nhiều hơn. Hoặc các bé đang bú mẹ hoàn toàn thì có thể cho ăn thêm sữa công thức ngoài. Nếu bé hợp tác thì hiện tượng trên sẽ mau chóng khỏi.

– Điều chỉnh chế độ ăn cho bé: với các bé đã ăn dặm thì mẹ bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều chất xơ để bé dễ đi ngoài hơn.

Điều chỉnh chế độ ăn cho mẹ: đôi khi sữa mẹ nóng, thiếu chất xơ cũng là lý do khiến con khó đi ngoài. Do vậy mẹ hãy thử thay đổi lại chế độ ăn của mình, tăng cường rau xanh, hoa quả và uống nhiều nước để cải thiện chất lượng sữa.

– Massage cho bé: khi hệ tiêu hóa không được khỏe mẹ có thể áp dụng cách xoa bóp bụng, massage cơ thể cho con để mở các cơ bị căng ở bụng. Như vậy sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp bé đi ị dễ hơn.

– Cho bé tắm nước ấm: tắm nước ấm hàng ngày cho con cũng giúp thúc đẩy lưu thông máu, vừa tắm vừa matxa giúp con thư giãn, cải thiện táo bón hữu hiệu.

– Chườm ấm cho bé: cách này được khá đông mẹ áp dụng vừa đơn giản mà hiệu quả. Theo đó mẹ có thể dùng một chiếc khăn ấm chườm lên bụng con tầm 10 – 15 phút là được. Nhưng chú ý không được dùng nước quá nóng sẽ hại cho da bé.

– Cho con dùng thuốc: nếu mẹ đã áp dụng các cách trên mà không hiệu quả thì có thể dùng thuốc để con nhanh khỏi. Bạn ra hiệu thuốc để bác sỹ tư vấn, thuốc thường dùng đó là thuốc glycerin, vừa giúp con ngủ ngon mà đi ngoài ổn định.

Cho bé đi khám: bé đánh hơi thối nhiều nhưng không ị kéo dài kèm theo bỏ ăn bỏ bú, quấy khóc, khó ngủ, nôn mửa, sốt… thì tốt nhất mẹ nên cho con đi khám. Nhất là với các bé 6 tuần tuổi trở xuống thì nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt bởi giai đoạn này bé hầu như ngày nào cũng ị, nếu không ị lâu ngày sẽ rất nghiêm trọng.

Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp các mẹ bỉm sữa nắm được làm sao khi trẻ sơ sinh đánh hơi thối nhiều nhưng không ị? Qua đó chủ động áp dụng các biện pháp để giúp con sớm ổn định tiêu hóa và phát triển khỏe mạnh.

Bài viết liên quan