Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu nên biết về những điều này

Táo bón là tình trạng rất phổ biến ở bà bầu, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên nhiều chị em lại tỏ ra thờ ơ, chủ quan với hiện tượng này. Thậm chí còn không tìm cách cải thiện mà cố chịu đựng. Nếu bạn cũng đang mang thai trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và bị táo bón, đừng lỏ lỡ bài viết sau đây nhé bởi nó sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin quan trọng khiến bạn bất ngờ đấy.

Tại sao mang thai 3 tháng đầu dễ bị táo bón?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, táo bón có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình mang thai. Tuy nhiên giai đoạn mang thai 3 tháng đầu dễ bị táo bón hơn là do:

– Do thay đổi nội tiết tố: lúc vừa mang thai thì cơ thể chị em sẽ tiết ra rất nhiều hormone thai kỳ. Từ đó gây ảnh hưởng tới chức năng của hệ tiêu hóa cũng như nhu động ruột, khiến việc đẩy chất thải ra ngoài khó khăn và là lý do dẫn tới táo bón.

– Do ít/không vận động: thường thì mang thai 3 tháng đầu thai vẫn còn yếu, chưa bám chắc tử cung nên các mẹ thường hạn chế đi lại, vận động ít, thậm chí nhiều mẹ còn nằm một chỗ. Tuy nhiên cũng vì vậy mà làm tăng nguy cơ bị táo bón hơn so với bình thường.

– Do chế độ ăn uống không khoa học:  lúc mới có thai thị em hay bị ốm nghén nên rất kén ăn, chỉ ăn 1 số thức ăn nhất định. Vì thế mà không cung cấp đủ chất xơ hoặc ăn quá nhiều chất béo, gây nóng trong, dễ dẫn tới táo bón hơn.

– Do bổ sung vi chất sai cách: 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ bầu thường bổ sung thêm sắt và canxi dạng viên uống. Nhưng nếu mẹ uống quá nhiều canxi và sắt khi chưa hấp thụ hết thì sẽ bị đào thải ra ngoài cơ thể, là nguyên nhân gây táo bón khi mang thai.

– Do mất nước: nôn nghén thường xảy ra trong 3 tháng đầu, mẹ nào càng nôn nhiều càng dễ bị mất nước. Khi cơ thể mất nước sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa và gây táo bón.

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu nên biết về những điều này

Bị táo bón 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Các mẹ nên biết rằng, mặc dù táo bón khi mang bầu 3 tháng đầu không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu kéo dài, không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điển hình như sau:

Đối với sức khỏe mẹ bầu: táo bón kéo dài gây đau và chảy máu khi đi đại tiện, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, đại tiện ra máu,…vô cùng khó chịu. Đặc biệt do khó chịu nên ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, ngủ không ngon giấc, không thể tập trung làm việc, người mệt mỏi..

– Đối với thai nhi: mẹ bị táo bón lâu ngày không xử lý tốt sẽ gây ra:

+ Khiến thai nhi bị còi cọc, không đủ chất để phát triển toàn diện

+ Làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh

+ Tăng tỷ lệ sảy thai và sinh non

Nhiều trường hợp táo bón lâu ngày thì phân tích tụ ở trong ruột sẽ khiến cho các chất độc hại như phenol, indol hay amoniac… hấp thụ ngược lại trong cơ thể. Nhìn chung là táo bón đều không tốt cho mẹ và thai nhi, do đó mẹ không nên chủ quan khi bị táo bón. Thay vào đó cần chủ động tìm ra các biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả nhất.

Mẹ nên làm gì khi bị táo bón trong 3 tháng đầu?

Nếu không may gặp tình trạng táo bón khi mang bầu 3 tháng đầu thì các mẹ nên chú ý áp dụng các cách sau để nhanh chóng cải thiện táo bón:

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

+ Cần phải bổ sung đủ khoảng 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Khi cung cấp đủ nước sẽ thuận lợi cho tiêu hóa, dễ dàng hơn khi đi đại tiện.

+ Không sử dụng đồ uống có gas,  chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà

+ Nên uống sữa chua, bổ sung probiotic và prebiotic nhằm bổ sung lợi khuẩn giúp cho tiêu hóa thuận lợi, làm mềm phân hơn.

+ Tăng cường ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây tươi giúp bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể, phòng chống táo bón cực tốt.

+ Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ mặn. Thay vào đó ăn đồ mát, đồ luộc hoặc hấp, ăn nhạt vừa đủ để tránh mất nước, tiêu hóa tốt.

Cách trị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu

– Chế độ sinh hoạt, tập luyện hợp lý

Các mẹ có thể chủ động tập luyện các bài tập khá đơn giản như: đi bộ, tập yoga hoặc bơi lội…để giúp cho nhu động ruột co bóp, từ đó làm giảm tình trạng táo bón.

Nhớ chú vệ tắm rửa, vệ sinh cá nhân hàng ngày, nhất là vùng hậu môn để ngăn không cho vi khuẩn tấn công làm viêm nhiễm.

Mẹ nên hạn chế ngồi quá lâu một chỗ, nếu ở văn phòng có thể thỉnh thoảng đứng lên đi lại để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

– Bổ sung vi chất đúng cách

Đối với sắt và can xi thì các mẹ nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ trước khi dùng. Tránh trường hợp bổ sung quá nhiều dẫn tới dư thừa dễ gây táo bón.

Trên đây là các thông tin cần biết về táo bón 3 tháng đầu khi mang thai. Hy vọng giúp các mẹ hiểu rõ hơn về táo bón cũng như biện pháp đối phó để hạn chế tác hại gây ra, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Bài viết liên quan