Tại sao bà bầu không nên xoa bụng?

Xoa bụng là thói quen của hầu hết mẹ bầu, thể hiện tình cảm của mẹ đối với thai nhi trong bụng. Tuy nhiên chính hành động tưởng như vô hại này lại dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm không tưởng, thậm chí là gây sinh non. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những lý do giải thích tại sao bà bầu không nên xoa bụng? Đồng thời biết cách massage bụng thế nào cho không gây hại? Các mẹ nên tham khảo để tránh xảy ra sự cố không mong muốn.

Các thói quen xoa bụng phổ biến khi mang thai

– Xoa bụng để giao tiếp con, âu yếm và vuốt ve bụng bầu, giúp bé cảm nhận tình thương của mẹ dành cho thai nhi.

– Dùng kem chống rạn da bụng, khi xoa kem thì chắc chắn chị em phải có động tác xoa đều lên khắp bụng, ít nhất mỗi ngày 1 lần, thậm chí là nhiều hơn.

– Ngay cả người cha cũng muốn xoa bụng để thể hiện tình cảm.

Tất cả dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa nhưng về lâu dài thói quen xoa bụng này cũng không hề tốt, dẫn tới nhiều nguy cơ và biến chứng nguy hiểm. Đó là lý do mà các chuyên gia khuyên mẹ bầu không nên xoa bụng nhiều khi mang thai.

Vuốt ve bụng mẹ bầu thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho thai nhi

Vuốt ve bụng mẹ bầu giúp cho thai nhi cảm nhận tình yêu thương của cha mẹ

 Tại sao bà bầu không nên xoa bụng?

Theo các nhà khoa học, việc xoa bụng thường xuyên sẽ gây ra hậu quả như:

– Hành động xoa bụng vô tình sẽ tác động vào tử cung, từ đó dẫn đến các cơn co thắt tử cung, là nguyên nhân gây ra sảy thai hoặc sinh non.

– Khi xoa bụng nhiều sẽ dẫn tới  các cơn đau dạ con, chính cơn đau dạ con này sẽ tăng nguy cơ đẩy thai nhi ra ngoài, gây sảy thai ngoài ý muốn.

– Việc xoa bụng không chỉ đơn giản là gây giãn nở cơ bụng, kích thích tử cung co bóp mà còn khiến thai nhi bị hoảng sợ nên bé chào đời sớm. Vì thế tốt nhất là mẹ không nên xoa bụng và hạn chế tối đa việc xoa bụng. Trường hợp nếu có dùng kem chống rạn da thì cũng nhớ bôi nhẹ tay để tránh làm ảnh hưởng tới thai nhi.

Nhất là đối với những mẹ bầu đã từng có tiền sử bị đẻ con non và những mẹ bầu sang tuần thứ 37 thì tuyệt đối không nên xoa bụng tránh đẻ non.

Những thời điểm quan trọng không nên xoa bụng khi mang thai

Nhìn chung trong suốt thai kỳ, các mẹ cần hạn chế hoặc tránh xoa bụng càng tốt. Nhất là trong các thời điểm sau cần phải tuyệt đối tránh:

– Không xoa bụng vào các tuần cuối thai kỳ: khoảng tuần thai thư 32 trở đi, nếu mẹ thường xuyên chạm vào bụng sẽ kích thích tử cung khiến bé chuyển động nhiều, làm thay đổi ngôi thai và tăng nguy cơ bị dây rốn quấn cổ. Hơn nữa trong 3 tháng cuối thai kỳ thì tử cung của mẹ nhạy cảm hơn nên dễ gây co tử cung, đứt nhau thai hoặc sinh non.

– Không nên xoa bụng trước khi đi ngủ: trước khi đi ngủ nhiều mẹ bầu xoa bụng và tâm sự với con. Tuy nhiên đây là hành động gây hại bởi lúc này bé đang ngủ, nếu mẹ xoa bụng thì bé sẽ thức dậy, bé chuyển động nhiều hơn khiến mẹ khó chịu và mất ngủ.

– Ngoài ra các mẹ cũng không xoa bụng khi thấy bị ra máu âm đạo, đau bụng dồn dập.

Những thời điểm quan trọng không nên xoa bụng khi mang thai

Mẹ bầu nên massage xoa bụng không quá 5 phút và nên cố định vào 1 thời điểm trong ngày.

Xoa bụng đúng cách khi mang thai có lợi ích gì?

Xoa bụng bầu nhiều hay đúng cách sẽ gây hại, tuy nhiên nếu xoa bụng đúng cách sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì xoa bụng đúng cách đúng thời điểm sẽ giúp mẹ dễ sinh hơn và tránh bị đau như bình thường khi sinh.

Bên cạnh đó xoa bụng đúng cách còn giúp các mẹ dễ chịu, ngủ ngon giấc hơn, đem lại tinh thần thoải mái. Đặc biệt khi mang thai khiến việc lưu thông máu chậm lại nên nếu mẹ biết cách massage bụng sẽ giúp kích thích máu lưu thông máu, tránh xảy ra tình trạng  phù nề khi mang thai, làm dịu được các cơn đau khi mang thai.

Hướng dẫn xoa bụng đúng cách khi mang thai

– Về thời gian xoa bụng: mẹ massage bụng không quá 5 phút. Đảm bảo massage cố định vào thời điểm nào đó trong ngày để tạo thói quen.

– Chọn hướng xoa bụng chuẩn: bạn nên xoa bụng theo hướng vòng tròn vào thời kỳ đầu mang thai để hạn chế thai nhi dịch chuyển theo các động tác của mẹ và tránh cuống rốn bị rối, dễ dàng mát xa từ đầu xuống chân.

– Tần suất massage: bạn nên hạn chế càng nhiều càng tốt, khi massage nên tiến hành nhẹ nhàng, bình tĩnh và cẩn thận. Mỗi ngày chỉ nên xoa bụng 1 lần là đủ hoặc 1 tuần thực hiện 2-3 lần, không nên quá lạm dụng.

– Xoa bụng nhẹ nhàng bằng các đầu ngón tay, không nên dùng cả bàn tay để xoa lên bụng và cũng  không áp chặt tay vào bụng.

– Khi massage bụng thì mẹ nên kết hợp sử dụng tinh dầu massage hoặc cùng kem chống rạn có nguồn gốc tự nhiên để tăng hiệu quả thư giãn và hạn chế nguy cơ kích ứng da.

Hy vọng 1 số chia sẻ trên giúp các mẹ biết được tại sao bà bầu không nên xoa bụng. Các mẹ cũng lưu ý, ngoài việc massage trực tiếp lên bụng thì mẹ có thể giao tiếp với con bằng những cách khác như cho bé nghe nhạc hoặc trò chuyện cùng bé.

Bài viết liên quan