Nhanh đói có phải có thai không?

Khi mang thai là lúc cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi cả về thể chất, tâm lý cũng như các thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Nhiều chị em phụ nữ băn khoăn không biết nhanh đói có phải có thai không? Và nếu như bạn cũng đang rơi vào trường hợp này và thắc mắc muốn tìm lời giải đáp thì hãy tham khảo ngay chia sẻ dưới đây nhé!

Nhanh đói có phải có thai không?

Các chuyên gia cho rằng, khi mang thai, chị em sẽ gặp phải rất nhiều triệu chứng và dấu hiệu mang thai khác nhau, không phải ai cũng giống nhau. Tuy nhiên dù ít hay nhiều cũng sẽ có những thay đổi nhất định so với lúc chưa có thai.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn thì chỉ tầm 7-10 ngày sau khi quan hệ tình dục là sẽ xuất hiện các dấu hiệu mang thai đầu tiên. Hoặc cùng lắm là sau chậm kinh 1 tuần sẽ có kết quả chính xác. Các biểu hiện mang thai lúc này cũng trở nên rõ rệt hơn.

Vậy nhanh đói có phải có thai không? Câu trả lời ở đây là có. Nhanh đói và thèm ăn liên tục cũng là một trong các dấu hiệu có thai phổ biến. Vì vậy nếu mẹ quan hệ tình dục đều đặn, không có biện pháp phòng tránh, trễ kinh kèm theo nhanh đói thì rất có thể là mẹ đang hình thành một bào thai trong cơ thể rồi nhé. Đặc biệt triệu chứng nhanh đói này sẽ càng trở nên rõ rệt hơn khi thai lớn dầu, đòi hỏi mẹ phải ăn liên tục.

Nhanh đói cộng với tình trạng quan hệ tình dục thường xuyên, trễ kinh là biểu hiện phổ biến của có thai

Thèm ăn nhanh đói kèm với 1 số tình trạng khác là biểu hiện phổ biến của có thai

Nguyên nhân khiến mẹ bầu nhanh đói khi mang thai

Sở dĩ trong quá trình mang thai chị em nhanh bị đói là do:

Do sự thay đổi nội tiết tố: khi trứng đã thụ tinh và làm tổ trong tử cung, ngay lập tức cơ thể sẽ sản sinh ra một số hocmone để thai nhi phát triển. Chính các hocmone này đã kích thích mẹ thèm ăn, cảm giác bụng lúc nào cũng trống rỗng, đói liên tục.

Do thai nhi phát triển nhanh: theo thời gian, đặc biệt khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai thì thai nhi sẽ phát triển mạnh về kích thước, đòi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng, nhiều dưỡng chất để giúp cả mẹ lẫn bé phát triển. Đó cũng là lý do vì sao mẹ sẽ nhanh đói hơn, ăn nhiều hơn so với bình thường để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng lớn hơn.

Do mẹ uống nhiều nước: các mẹ bầu thường uống nhiều nước hơn để đảm bảo nước ối trong. Tuy nhiên nó lại gây cảm giác no giả nhưng một lúc sau sẽ có cảm giác đói bụng.

– Do không bổ sung chất xơ: chất xơ giúp làm tăng hàm lượng glucose trong máu cũng như làm chậm sự hấp thụ của thực phẩm nên tạo cảm giác no. Tuy nhiên nhiều mẹ lại ăn ít hoặc rất ít chất xơ nên dễ gây đói nhanh.

– Do ăn nhiều đồ cay: việc các mẹ ăn quá nhiều đồ cay cũng được xem là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác bụng cồn cào giống như đói bụng.

– Do ăn nhanh và nhai không kỹ: khi bạn ăn quá nhanh khiến cho não bộ vẫn chưa kịp kích hoạt trung tâm ức chế cảm giác đói nên gây biểu hiện đói.

– Do căng thẳng và stress: chị em khi mang thai mà làm việc căng thẳng quá mức thường có xu hướng nhanh đói và thèm ăn để chống lại stress.

– Ngoài ra có thể do tác dụng phụ của các loại thuốc mẹ bầu đang uống.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu nhanh đói khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu nhanh đói khi mang thai.

Giải pháp chống đói hiệu quả cho mẹ bầu

– Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày: theo đó thay vì ăn cố định ngày 3 bữa như trước thì các mẹ nên chia nhỏ làm 5-6 bữa nhỏ, trong đó có 3 bữa ăn chính và kèm theo 2-3 bữa phụ. Mỗi bữa không cần ăn quá nhiều, như thế vừa tránh đói bụng mà còn giúp tiêu hóa tốt hơn.

– Ăn đồ ăn vặt: bạn nên nhớ các đồ ăn vặt như các loại hạt, hoa quả hay sữa chua cũng cung cấp cho cơ thể rất nhiều năng lượng, bổ dưỡng. Do vậy, mẹ nên tích trữ thêm đồ ăn vặt bên mình để có thể ăn khi thèm, xoa dịu cơn đói khi cần.

– Ăn các thực phẩm bổ dưỡng: ví dụ như ngũ cốc nguyên hạt, hạt óc chó, hạnh nhân, sữa ít béo, hoa quả khô, súp cua, thịt bò… rất tốt cho mẹ. Những thực phẩm này không chỉ giúp mẹ được no lâu mà còn duy trì đường huyết ổn định.

– Ăn chậm và nhai kỹ: ăn chậm nhai kỹ trước khi nuốt sẽ giúp cơ thể bà bầu hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tránh uống nước nhiều trước và sau khi ăn.

– Bổ sung nhiều chất xơ: việc ăn nhiều chất xơ, nhất là từ rau củ quả không chỉ giúp bạn no lâu, hạn chế cảm giác đói mà còn giảm chứng táo bón và ngăn ngừa trĩ khi có thai.

Giải pháp chống đói hiệu quả cho mẹ bầu

Giải pháp chống đói hiệu quả cho mẹ bầu là ăn thực phẩm bổ dưỡng, ăn nhiều bữa.

Bà bầu cần lưu ý gì khi thèm ăn liên tục?

Ăn nhiều tốt cho sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi. Bởi vì việc bổ sung quá nhiều chất sẽ khiến thai nhi phát triển quá mức, quá cân, gây ra tình trạng sinh khó về sau, thậm chí thai to phải sinh mổ.

Hơn nữa nếu mẹ bầu không thể kiểm soát được cơn đói, ăn liên tục sẽ rất dễ tăng cân, béo phì, tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, không tốt cho sức khỏe.

Do đó tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sỹ để để được tư vấn cách khoa học hơn.

Nguồn: www.goibabau.com.vn

Bài viết liên quan