Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không?

Nước mía được xem là loại nước ép tự nhiên cực kỳ giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Việc uống nước mía khi mang thai vừa giúp các mẹ có thêm năng lượng sức khỏe mà còn cải thiện tình trạng thai nghén. Tuy nhiên do nước mía có hàm lượng đường cao nên khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết trong mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không? Để giải đáp vấn đề này, các mẹ nên tham khảo phân tích sau đây.

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không?

Như chúng ta đã biết, trong quá trình mang thai, người mẹ thường bổ sung nhiều thực phẩm nên dẫn đến tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Tỷ lệ bà bầu phát hiện có đường trong nước tiểu chiếm tỷ lệ khá cao, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thai nhi.Trong khi nước mía lại là thức uống rất nhiều đường khiến các mẹ bầu càng lo sợ, đắn đo không dám uống bởi sợ sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường, ảnh hưởng  đến  sức khỏe của và con.

Tuy nhiên theo Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng cho rằng, trong 3 tháng đầu khi mang thai, các mẹ hoàn toàn có thể uống nước mía bình thường mà không sợ ảnh hưởng nào. Bởi vì đây là giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, thai mới vào tử cung và đang hình thành, chị em thường có những biểu hiện nghén như buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, cơ thể gầy sụt, khó chịu.

Việc bổ sung nước mía vào thời điểm này sẽ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh hơn, cung cấp thêm năng lượng, giúp tinh thần thoải mái và hạn chế được tình trạng buồn nôn. Nói cách khác, ngoài bữa ăn chính thì các mẹ bầu có thể uống thêm nước mía để tăng cường năng lượng, xua tan mệt mỏi và nóng bức do không ăn được nhiều.

Lợi ích khi uống nước mía trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu

– Theo bác sĩ Tường Vi, nước mía có thành phần dinh dưỡng chủ yếu là đường. Nghiên cứu khoa học chỉ ra cứ 100ml nước mía lại có khoảng 12g đường kèm theo hàng loạt các vitamin khác như vitamin A, B, C, các khoáng tố quan trọng như canxi, sắt và kali,….Ngoài ra còn có hơn 30 loại axit amin khác nhau trong nước mía rất cần thiết với sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.

– Hàm lượng chất chống oxy dồi dào có trong nước mía sẽ giúp cơ thể mẹ bầu cải thiện sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh vặt như cảm cúm, cảm lạnh, ho…Đồng thời còn giúp ngăn ngừa ung thư tuyến thư vú rất hiệu quả.

– Chống táo bón và kích thích tiêu hóa tốt. Khi mang bầu, các mẹ rất dễ đầy bụng, khó tiêu, bị táo bón, từ đó làm tăng nguy cơ bị trĩ. Việc bổ sung nước mía đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón thai kỳ bởi ở trong nước mía có lượng kali nhất định giúp kích thích hệ tiêu hóa và chống táo bón hiệu quả, giảm đầy hơi.

– Thành phần protein có trong nước mía còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của bé trong 3 tháng đầu,  giúp thai nhi tăng cân và khỏe mạnh hơn.

– Ngoài ra nước mía còn giàu chất axit alpha hydroxyl giúp hỗ trợ cải thiện làn da, giúp da dẻ trở nên hồng hảo, ngăn ngừa chứng sạm da và mụn khi mang thai.

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không?

Uống nước mía giúp cho bà bầu nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng

Mang thai 3 tháng đầu uống bao nhiêu ml nước mía/ngày là hợp lý?

Bạn nên nhớ, khi mang thai thì bác sỹ thường khuyên mẹ bầu cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm và chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện. Cái gì quá nhiều cũng đều không tốt, tất cả đều cần phải cân bằng và vừa đủ, tránh quá nhiều hoặc quá ít.

Đối với nước mía, đây là nguồn dinh dưỡng tự nhiên rất tốt với mẹ bầu. Tuy nhiên mẹ cũng không nên uống quá nhiều. Theo đó mỗi ngày các mẹ chỉ cần uống 1 ly nước mía (khoảng 200ml) là đủ năng lượng cho cả ngày. Ngoài nước mía thì bạn nên bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất khác có từ các loại rau xanh và hoa quả tươi.

Mang thai 3 tháng đầu uống nước mía cần lưu ý gì?

– Không uống nước mía cùng lúc với thuốc chữa bệnh. Ví dụ bạn đang dùng thuốc đông máu hay thực phẩm chức năng nào đó thì không nên uống cùng với nước mía bởi vì nó sẽ cản trở tác dụng của Policosanol có trong nước mía và làm mất tác dụng của thuốc.

– Uống nước mía ngay khi vừa ép xong, không nên bảo quản trong tủ lạnh. Bởi đây là thức uống có nhiều đường nên nếu để trong tủ lạnh lâu sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật gây bệnh phát triển gây rối loạn tiêu hóa.

Bà bầu cần lưu ý khi uống nước mía trong thời gian mang thai

Uống nước mía rất tốt cho mẹ bầu nhưng mẹ bầu cũng lưu tâm các khuyến cáo nhé.

– Nếu thường xuyên bị buồn nôn thì các bà bầu có thể cho thêm 1 chút gừng tươi vào cùng nước mía để giúp hạn chế cảm giác buồn nôn.

– Không nên uống nước mía vào buổi sáng sớm và buổi tối bởi như thế dễ gây lạnh bụng, tạo cảm giác khó chịu, dễ đầy bụng.

– Không uống nước mía khi bụng đói bởi sẽ gây rối loạn tiêu hóa

– Uống nước mía sạch, có nguồn gốc rõ ràng, tránh mất vệ sinh sẽ gây ngộ độc…

Bài viết liên quan