Khi mang thai bà bầu có nên ăn trứng ngỗng hay không?

Trứng ngỗng là một trong những thực phẩm quen thuộc được nhiều mẹ bầu bổ sung trong thực đơn với mục đích giúp con thông minh. Thậm chí trong dân gian còn có quan niệm cứ trai ăn 7 quả còn gái thì ăn 9 quả trứng ngỗng thì con sau này sinh ra sẽ thông minh hơn. Vì thế dù có không thích ăn nhưng nhiều mẹ bầu vẫn cố gắng ăn cho đủ.

Vậy thì khi mang thai bà bầu có nên ăng trứng ngỗng hay không? Thắc mắc này của mẹ bầu sẽ được làm sáng tỏ ngay trong bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng

Thực tế hầu hết các loại trứng đều tốt cho sức khỏe, trong đó trứng ngỗng là thực phẩm giàu dinh dưỡng nên rất cho các mẹ đang mang thai. Ăn trứng ngỗng giúp bổ sung thêm nhiều vitamin và các dưỡng chất để mẹ lẫn thai nhi phát triển.

Theo nghiên cứu, 1 quả trứng ngỗng sẽ có trọng lượng khoảng từ 150 đến 200g. Và cứ trong 100g trứng ngỗng thì có tầm: 13g protein, 3,2 mg sắt, 360mcg vitamin A, 14,2g lipid, 71mg canxi, 210 mg phốt-pho, 0,1mg vitamin PP, 0,15mg vitamin B1 và 0,3mg vitamin B2, … cùng một số chất khác.

Khi mang thai bà bầu có nên ăn trứng ngỗng hay không?

Với thành phần và tác dụng trên thì các mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn trứng ngỗng để bổ sung vitamin, dưỡng chất giúp thai nhi phí triển cũng như tăng sức khỏe cho mẹ bầu.So với trứng gà thì hàm lượng protein có trong trứng ngỗng cao hơn tới 13,55% mặc dù hàm lượng vitamin A chỉ bằng một nửa.

Xét về khía cạnh bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên nếu xét về mức độ tốt hoặc so với các loại trứng khác, ví dụ như trứng gà thì trứng ngỗng sẽ không thể so với trứng gà được. Vì thế các mẹ không nên quá thần thánh hóa công dụng của trứng ngỗng, không nên ép buộc phải ăn, nếu không có thì cũng không sao.

Cụ thể dù trứng ngỗng có nhiều protein hơn với trứng gà nhưng nó lại thua thiệt mọi mặt  với trứng gà, đặc biệt là hàm lượng vitamin A. Hàm lượng vitamin A có trong trứng ngỗng bằng khoảng một nửa trứng gà. Hơn nữa hàm lượng cholesterol và lipid trong trứng ngỗng cao hơn trứng gà nhưng đó lại là các chất không có lợi cho sức khỏe.

Xét riêng về thành phần dinh dưỡng thì trứng ngỗng ít hơn so với trứng gà, trứng vịt, thậm chí nó còn khó ăn. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh lợi ích của trứng ngỗng với sự phát triển trí thông minh của thai nhi. Thay vào đó các mẹ chỉ nên xem trứng ngỗng là nguồn cung cấp protein trong thai kỳ.

trứng ngỗng có nhiều protein hơn với trứng gà nhưng nó lại thua thiệt mọi mặt  với trứng gà

Trứng ngỗng có nhiều protein hơn với trứng gà nhưng nó lại thua thiệt mọi mặt  với trứng gà

Ăn trứng ngỗng quá nhiều có sao không?

Các chuyên gia cho rằng, bất cứ thực phẩm gì dù tốt đến mấy nhưng ăn quá nhiều đều không tốt, kể cả trứng ngỗng hay trứng gà cũng vậy. Nhiều mẹ mơ hồ cho rằng ăn trứng ngỗng con sinh ra sẽ mập mạp, thông minh, nhanh nhẹn nên cố gắng ăn thật nhiều. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều như vậy sẽ gây ra ảnh hưởng sau:

– Gây dư thừa vitamin A không tốt cho thai nhi

– Làm tăng hàm lượng cholesterol và lipid trong máu, ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu

– Trứng ngỗng khó ăn nên ăn nhiều sẽ chán, no, không thể ăn được thực phẩm khác…

– Riêng 3 tháng mang thai đầu nên ăn nhiều trứng ngỗng sẽ dễ gây dị tật thai nhi

Nên ăn trứng ngỗng bao nhiêu là phù hợp?

Các mẹ chỉ nên xem trứng ngỗng giống như các thực phẩm cơ bản khác, đó chỉ là một phần của chế độ dinh dưỡng trong khi mang thai chứ không nên thần thánh chúng mà ăn quá nhiều, bỏ qua các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác.

Vì thế mẹ chỉ nên thỉnh thoảng bổ sung vào khẩu phần ăn của mình là được. Nếu muốn thai nhi phát triển khỏe mạnh thì mẹ cần ăn đa dạng các loại thực phẩm sạch, tránh bồi bổ quá nhiều chất đạm sẽ gây ra khó tiêu cho mẹ. Vì vậy cùng lắm mẹ chỉ nên ăn mỗi tuần 1 quả trứng ngỗng là được, còn nếu thấy chán khó ăn thì nên ưu tiên ăn trứng gà.

Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ? Mẹ bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng 2 lần/tuần

Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ? Mẹ bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng 2 lần/tuần

Mang thai tháng thứ mấy thì ăn được trứng ngỗng?

Thường thì mang thai vào tháng thứ 3 trở đi mẹ bầu ăn trứng ngỗng là thích hợp nhất. Bởi vì  trứng ngỗng chứa rất nhiều vitamin A nên nếu ăn quá sớm trong giai đoạn đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị dị tật cho thai nhi. Vì vậy nên bổ sung vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 là phù hợp, đáp ứng nhu cầu cần vitamin A của thai nhi.

Mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?

– Bổ sung thực phẩm giàu axít folic như: các loại đậu đỗ, bí ngô, cải bó xôi để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.

– Ăn thực phẩm giàu Omega 3 góp phần hình thành và phát triển não bộ của trẻ tốt hơn. Omega 3 có nhiều trong các loại cá như, cá ngừ, cá hồi, cá tuyết, bí ngô, hạt óc chó…

– Ăn thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt gà, thịt nạc lợn…để bổ sung sắt, hạn chế tình trạng bị thiếu máu do thiếu sắt trong suốt thai kỳ.

– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để giúp cho việc hấp thu chất sắt tốt nhất.

– Ăn thức ăn giàu canxi như tôm, cua, cá…giúp hệ xương và răng của bé phát triển.

Nguồn: www.goibabau.com.vn

Bài viết liên quan