Bà bầu bị ngứa ở tay chân khi mang thai cần lưu ý gì?

 

Mang thai được xem là thời điểm mà cơ thể của người mẹ sẽ trải qua nhiều biến đổi về thể chất lẫn sức khỏe, điển hình là sự xuất triệu chứng ngứa ngáy khó chịu ở chân tay. Vậy nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa tay chân khi mang thai do đâu? Bà bầu bị ngứa ở tay chân khi mang thai cần lưu ý gì? Nếu bạn cũng đang gặp phải hiện tượng này thì nhất định phải tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây để biết cách đối phó cho tốt.

Bà bầu bị ngứa ở tay chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y tế, ngứa ngáy chân tay là hiện tượng mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải trong quá trình mang thai. Bởi ngay sau khi trứng đã được thụ tinh vào làm tổ trong tử cung thì lập tức cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều loại hocmone mới để bào thai phát triển.

Chính sự thay đổi nội tiết tố đó đã khiến cơ thể người phụ nữ có nhiều biến đổi và gây ra các triệu chứng khó chịu, điển hình là ngứa khi mang thai. Theo thống kê mới nhất cho thấy có đến hơn 40% phụ nữ khi mang thai đều gặp phải tình trạng này. Ngứa ngáy có thể xuất hiện trên toàn cơ thể, bất cứ vị trí nào nhưng chủ yếu nhất là ở chân và tay.

Hiện tượng ngứa ngáy này là bình thường, không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu ngứa mà kèm theo dấu hiệu bị phát ban toàn thân, bị rạn da, xuất hiện mẩn đỏ dữ dội, vượt ngoài tầm kiểm soát, kéo dài liên tục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Vì thế các mẹ không nên chủ quan, tốt nhất nên đi khám để bác sỹ tìm ra nguyên nhân chính xác.

Bà bầu bị ngứa ở tay chân khi mang thai

Bà bầu khi bị ngứa ở tay chân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Các nguyên nhân bà bầu bị ngứa ở tay chân khi mang thai

– Do sự gia tăng hormone estrogen: như đã nói ở trên, khi có thai cơ thể sẽ sản xuất thêm hocmone để nuôi dưỡng thai. Trong đó hormone estrogen gia tăng nên đã làm cho mạch máu bị giãn ra và gây ngứa, nó có thể tự biến mất sau khi sinh.

– Do tăng cân quá mức khi mang thai: để giúp thai nhi phát triển tốt mà nhiều mẹ bầu bổ sung nhiều thực phẩm, ăn quá nhiều khiến cho cơ thể bị tăng cân quá mức. Khi đó chân và tay cũng to ra hơn, có khi bị dạn nứt nên mới gây ngứa ngáy.

– Do dị ứng: khi mang bầu, nội tiết tố thay đổi kèm sức đề kháng kém nên mẹ bầu dễ bị dị ứng với thời tiết, môi trường, là nguyên nhân gây ngứa chân tay khi mang thai.

– Do bị ứ mật trong gan: đây còn gọi là ứ mật thai kỳ khiến cho mật lưu thông kém trong các ống nhỏ của gan, muối mật tích tụ ở da rồi gây ngứa. Không chỉ ngứa chân tay mà các mẹ bầu còn thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, vàng da…

– Do bị viêm da bọng nước: khoảng tuần thứ 20 trở đi các mẹ sẽ thấy ở bàn chân, bàn tay hay lưng, rốn, đùi…sẽ xuất hiện các mảng mề đay và mụn nước ngứa rất khó chịu, đấy gọi là bệnh viêm da bọng nước.

– Do bị viêm nang lông thai kỳ: bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của thai kỳ với các dát sẩn đỏ ở nang lông kèm theo ngứa. Nhất là da tay và chân có nhiều lỗ chân lông nhất nên càng dễ mắc bệnh này hơn.

– Do mồ hôi ra nhiều: tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.

Mẹ bầu bị ngứa và nổi mẩn ở bụng khi mang thai

Khi mẹ bầu thấy có mẩn ngứa nổi mụn ở bụng thì cần đi khám bác sĩ ngay.

Bà bầu bị ngứa ở tay chân khi mang thai cần lưu ý gì?

Nếu xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy ở chân tay khi mang bầu thì các mẹ cần lưu ý:

* Không được cào và gãi vùng da bị ngứa

Chắc chắn hầu hết các mẹ bầu sẽ có phản xạ thói quen đó là dùng tay gãi khi bị ngứa. Thậm chí nhiều mẹ gãi xước và chảy máu hết chân tay. Đây là sai lầm nghiêm trọng mà bạn cần tránh bởi gãi chỉ giúp bạn xoa dịu cảm giác lúc đó chứ không có tác dụng gì, thậm chí là càng gãi càng ngứa, khiến cho vùng da bị ngứa lan rộng hơn, chảy máu, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo. Cách tốt nhất lúc này là lấy khăn ấm hay khăn mát chườm trực tiếp vào vùng da ngứa là bạn sẽ thấy đỡ ngứa hơn hẳn.

* Nên mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát

Việc cọ xát quần áo trực tiếp với chân tay cũng có thể gây ngứa. Vì thế lúc này các mẹ nên ưu tiên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, làm từ vải tự nhiên như cotton giúp thấm hút mồ hôi tốt, tránh gây kích ứng da, giảm ngứa. Vào mùa hè thì mẹ cũng có thể mặc váy cho dễ chịu mà còn không vướng víu.

* Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Theo đó các mẹ cần phải thiết kế cho mình chế độ ăn giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, ví dụ như: ăn nhiều các loại thức ăn giàu vitamin A và vitamin D như gan, cá, trứng, các loại rau củ quả, sữa, dầu ô liu…Đồng thời tránh xa các thực phẩm và gia vị cay nóng (ớt, tỏi, tiêu, đồ ăn nhiều dầu mỡ…) bởi chúng sẽ gây nóng trong người và phát ngứa.

* Tăng cường uống nhiều nước

Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày không chỉ giúp làm sạch nước ối để thai nhi phát triển tốt mà còn giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp mẹ thấy dễ chịu và tránh được ngứa chân tay. Ngoài nước lọc các mẹ có thể kết hợp uống nước ép trái cây tự nhiên cũng rất tốt.

* Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Chân và tay là hai bộ phận tiếp xúc nhiều với các yếu tố bên ngoài môi trường nên dễ bị các loại vi khuẩn tấn công gây bệnh, dẫn đến ngứa ngáy khó chịu. Vì thế để ngăn chặn các cơn ngứa này, mẹ chú ý tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cơ thể mỗi ngày, nhất là ở chân và tay. Đặc biệt sau khi tiếp xúc với các chất ô nhiễm. Đồng thời chú ý sử dụng sữa tắm an toàn cho bà bầu để tắm giúp làm sạch da tốt hơn.

* Thường xuyên tập thể dục

Các mẹ có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, tập yoga…giúp nâng cao sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích máu lưu thông tốt và giúp giảm hiệu quả cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Nguồn: www.goibabau.com.vn

Bài viết liên quan