Bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không?

Cháo là một trong những món ăn được hầu hết mẹ bầu yêu thích bởi nó không chỉ dễ ăn, dễ tiêu hóa mà còn bổ dưỡng. Vậy bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không? Đây là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm trong giai đoạn mang thai. Để có câu trả lời chính xác và khách quan nhất, các mẹ nên tham khảo chia sẻ dưới đây, qua đó biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp nhất để giúp mẹ và thai nhi phát triển toàn diện.

Tác dụng của cháo đối với bà bầu

Ngoài cơm thì cháo được xem là món chính với nhiều người Việt chứ không riêng gì mẹ bầu. Cháo là món ăn nấu từ gạo với nhiều nước, có thể nấu cùng các loại rau củ quả hoặc các loại thịt động vật và hải sản để giúp tăng thêm mùi vị lẫn chất dinh dưỡng.

Cháo trắng thường khó ăn hơn và ít chất nên hầu hết các mẹ bầu thường nấu cùng với nhiều nguyên liệu khác như rau, củ, quả, thịt động vật, xương, thủy hải sản…Đồng thời cho thêm các gia vị như hành lá, tỏi, gừng hoặc hành củ…tùy thuộc từng cách nấu cũng như các loại nguyên liệu đi kèm mà tạo ra nhiều món cháo với hương vị khác nhau.

Cháo là món ăn rất bổ dưỡng, dễ ăn, dễ nuối, dễ tiêu hóa nên rất thích hợp với bà bầu, người ốm cũng như trẻ nhỏ. Với bà bầu món cháo bổ nhất phải kể đến là cháo cá chép hay cháo chim bồ câu rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Dạy nấu ăn Cách Nấu Cháo Chim Bồ Câu Cho Bà Bầu

Cháo chim bồ câu tốt cho bà bầu và thai nhi

Bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không?

Cháo vừa cung cấp chất tinh bột mà còn bổ sung nhiều dinh dưỡng khác như chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt…rất tốt với sự phát triển của bào thai. Vì thế các mẹ bầu có thể thường xuyên bổ sung món cháo này vào thực đơn của mình.

Tuy nhiên không vì thấy bổ dưỡng mà ăn quá nhiều, cần phải có liều lượng nhất định. Mỗi ngày các mẹ có thể ăn một bát nhỏ hoặc mỗi tuần ưn 3-4 bữa là được. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến mẹ thấy chán, ngán, không muốn ăn, thậm chí là sợ cháo.

Hơn nữa việc ăn quá nhiều cháo khi mang thai cũng gây cảm giác no bụng nhanh, các mẹ sẽ ăn ít các thực phẩm khác đi nên dễ dẫn tới thiếu chất dinh dưỡng. Tốt nhất nên ăn ở mức độ vừa phải, kết hợp đan xen nhiều thực phẩm khác.

Những món cháo bổ dưỡng bà bầu nên ăn

– Cháo cá chép: trong số các món cháo dành cho bà bầu thì cháo cá chép luôn xếp hàng đầu. Theo đông y thì thịt cá chép có vị ngọt, có tính bình, giúp lợi thủy tiêu thũng, làm ạ khí thông nhũ, trị chứng phù nề chân khi mang thai, tránh động thai và an thai tốt. Đồng thời nó cũng rất giàu dưỡng chất như protid, khoáng chất, lipid, vitamin và collagen…rất tốt cho bản thân mẹ bầu cũng như bào thai trong bụng.

– Cháo bí đỏ: bí đỏ là thực phẩm cực giàu vitamin như vitamin A, C, B6, E và các khoáng chất thiết yếu như magiê, kali, phốt pho, mangan…nên rất tốt với sức khỏe bà bầu. Hơn nữa ăn cháo bí đỏ còn chứa ít chất béo bão hòa cholesterol nên tốt cho mẹ bầu động thai.

– Cháo đậu đen gạo nếp: Theo Đông y thì đậu đen tính ấm, vị ngọt, giúp trừ thấp giải độc, bổ máu và bổ thận, bồi bổ cơ thể cực tốt. Đặc biệt đậu đen còn trị được chứng thủy thũng, giải độc cơ thể, trị tê thấp, giúp an thai tốt. Do đó các mẹ nếu không may động thai cũng có thể bổ sung món cháo này mỗi ngày.

– Cháo gà ác nấu với đậu xanh: gà ác là món ăn giàu dưỡng chất và là món an thai tuyệt vời. Theo Đông y thì thịt gà ác có vị ngọt, hơi ấm, bổ can thận, bổ huyết khí, thanh nhiệt rất tốt cho bà bầu. Đặc biệt cháo thịt gà ác sẽ thơm ngon và bổ hơn rất nhiều gà thường.

– Cháo lươn: thịt lươn chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất như vitamin A, B1, B6,…cung cấp dinh dưỡng tốt cho cả trẻ nhỏ lẫn phụ nữ mang thai. Do đó khi mang thai, nhất là khi động thai thì các mẹ có thể nấu cháo lươn này để bồi dưỡng.

– Cháo đậu đỏ thịt bò: thịt bò vừa giàu chất đạm và sắt, còn đậu đỏ giàu hợp chất chống oxy hoá cao nên rất tốt cho phụ nữ mang thai. Ăn món cháo này không chỉ bổ dưỡng, giúp dưỡng thai mà còn giúp da dẻ hồng hào.

Các món cháo mẹ bầu nên tránh ăn

Ngoài những món cháo tốt trên thì các mẹ bầu nên tránh ăn để không bị hại như:

– Cháo quá mặn: khi mang thai không nên ăn mặn bởi nó dễ gây ra các bệnh lý như tăng huyết áp, dẫn đến các biến chứng như thai chậm phát triển, dễ sinh non hoặc sản giật. Trung bình chỉ nên tiêu thụ tầm khoảng 6gram muối/ ngày là đủ.

– Cháo khoai tây: ăn nhiều cháo khoai tây có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dễ gây dị tật và khiến thai nhi dị dạng.

Ăn cháo cùng thực phẩm tươi sống: nhiều mẹ bầu có thói quen ăn cháo với thịt tái, cá sống, tim tái vì hương vị hấp dẫn và nghĩ rằng sẽ bổ. Tuy nhiên thức ăn tái sống thường chưa nhiều ký sinh trùng có thể gây ra sảy thai hoặc biến chứng nguy hiểm hơn.

Nguồn: www.goibabau.com.vn

Bài viết liên quan

Ăn gì để vào con không vào mẹ trong suốt thai kỳ?
Ăn gì để vào con không vào mẹ trong suốt thai kỳ?

Chế độ ăn uống không hợp lý khi mang thai...
Đọc tiếp

Giải đáp chiều dài đầu mông thai 12 tuần dài bao nhiêu?
Giải đáp chiều dài đầu mông thai 12 tuần dài bao nhiêu?

Bên cạnh đường kính lưỡng đỉnh, đường...
Đọc tiếp

Làm sao khi trẻ sơ sinh đánh hơi thối nhiều nhưng không ị?
Làm sao khi trẻ sơ sinh đánh hơi thối nhiều nhưng không ị?

Trẻ sơ sinh đánh hơi thối nhiều nhưng không...
Đọc tiếp

Dấu hiệu chuyển dạ mà bà bầu sắp sinh cần lưu ý
Dấu hiệu chuyển dạ mà bà bầu sắp sinh cần lưu ý

Mỗi mẹ bầu sẽ có thời điểm chuyển dạ...
Đọc tiếp