Bà bầu khó ngủ, mất ngủ phải làm sao?

Khó ngủ, mất ngủ trong thời kỳ mang thai là vấn đề rất nhiều bà bầu gặp phải, nhất là vào những tháng cuối. Nếu tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ diễn ra thường xuyên sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, mẹ thiếu dinh dưỡng nên không đủ dưỡng chất nuôi thai nhi, làm bé sinh ra có nguy cơ bị thiếu máu, sức khỏe yếu. Vậy nguyên nhân nào khiến bà bầu mất ngủ và làm thế nào để bà bầu có giấc ngủ điều độ, đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị khó ngủ, mất ngủ

Tiểu đêm: Khi mang bầu, thai nhi ngày một lớn sẽ khiến dạ con chèn ép bàng quang, làm bạn khó chịu và hay phải tỉnh giấc giữa đêm để đi tiểu. Và sau đó, bà bầu rất khó ngủ lại.

Rối loạn tiêu hóa: Chị em rất dễ mắc các bệnh về tiêu hóa trong giai đoạn bầu bí như khó tiêu, ợ nóng, táo bón, trĩ và chính những rối loạn này khiến bà bầu khó ngủ, ngủ không sâu.

Mẹ bầu rất cần ngủ đủ giấc
Pregnant woman relax on the bed

Mẹ bầu mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi

Không tìm được tư thế ngủ thoải mái: Những cơn chuột rút, đau lưng làm bà bầu trằn trọc suốt đêm, mất ngủ và không tìm được tư thế nằm thoải mái. Càng vào những tháng cuối thai kỳ khi bụng bầu càng nặng nề thì chứng đau lưng, chuột rút diễn ra thường xuyên hơn và càng khiến bà bầu khó ngủ, mất ngủ.

Khó thở khi mang thai: Trong những tháng đầu, hooc môn progesterone gia tăng mạnh khiến chị em thấy khó thở. Càng về sau, tử cung lớn dần sẽ chèn ép cơ hoành, làm không khí vào phổi ít và bà bầu thấy hít thở khó khăn. Tình trạng này cũng gây nên tình trạng khó ngủ, mất ngủ ở bà bầu.

Mẹ lo lắng, bé hiếu động: Mẹ bầu lo lắng về sự phát triển của em bé, tài chính gia đình, công việc… cũng là nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ. Ngoài ra, có nhiều bé hiếu động hay đạp trong bụng mẹ làm mẹ đột ngột tỉnh giấc và khó ngủ lại.

 

Cách trị khó ngủ, mất ngủ cho bà bầu

Lưu ý chế độ dinh dưỡng: Bà bầu nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên cám; ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá no trước khi đi ngủ để tránh đau dạ dày, ợ nóng, táo bón. Thêm vào đó, bà bầu nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi (tôm, sữa, canh xương, rau xanh), kali (chuối, cam…) nhằm giảm hiện tượng chuột rút; giảm các loại đồ uống kích thích như trà, cà phê, sô đa, sô cô la.

Vận động, tập thể dục nhẹ nhàng: Mẹ bầu có thể tập những môn thể thao như đi bộ, yoga sẽ giúp giảm stress, kích thích lưu thông máu, cải thiện chứng chuột rút. Tuy nhiên, chị em nhớ tập với cường độ nhẹ nhàng và không tập vào sát giờ đi ngủ.

Có giấc ngủ hợp lý: Chị em nên có những giấc ngủ ngắn trong ngày để bù lại giấc ngủ ban đêm, tốt nhất là vào buổi sáng và buổi trưa, mỗi lần khoảng 30 – 60 phút. Tuy vậy, bà bầu không nên ngủ nhiều vào ban ngày sẽ làm ban đêm khó ngủ và nên tập thói quen đi ngủ, thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để cơ thể quen với nhịp sinh học đó.

Chị em có thể nhờ chồng mát xa cho dễ ngủ

Chị em có thể nhờ chồng mát xa cho dễ ngủ

Ngâm chân, mát xa: Bà bầu bị mất ngủ có thể ngâm chân với nước ấm pha muối và thêm vài lát gừng trước khi đi ngủ sẽ dễ ngủ hơn. Hoặc mẹ bầu có thể nhờ ông xã mát xa chân, lưng trước khi đi ngủ giúp máu lưu thông và dễ ngủ.

Dùng gối chuyên dụng cho bà bầu: Bạn có thể dùng gối chữ U cho bà bầu để cải thiện giấc ngủ. Gối thiết kế hình chữ U với những đường lượn phù hợp với cơ thể bà bầu nhằm nâng đỡ phần đầu, vai, lưng, hông, chân khi ngủ, giảm hiện tượng đau lưng, nhức mỏi cột sống, chuột rút và giúp bà bầu có tư thế ngủ thoải mái. Hơn nữa, dùng gối chữ U còn giúp bà bầu nằm nghiêng về bên trái – tư thế ngủ tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Gối ôm chữ U là loại tốt nhất cho bà bà bầu

Gối bà bầu chữ U giúp mẹ bầu có tư thế ngủ thoải mái, ngon giấc

Nghe nhạc: Âm nhạc giúp bà bầu thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Mặt khác, nghe nhạc còn kích thích thai nhi phát triển trí não. Mẹ bầu có thể dùng loa ngoài hoặc tai nghe chuyên dụng cho bà bầu; nghe khoảng 15 – 20 phút trước khi đi ngủ. Bà bầu có thể nghe nhạc cổ điển tốt cho mẹ và đặc biệt tốt cho thai nhi hoặc nếu không thích thể loại này thì có thể nghe dân ca, nhạc không lời, hát ru…

Bài viết liên quan